Nội dung
- 1 Dọn dẹp nhà cửa là nỗi ám ảnh của nhiều người khi công việc này rất tốn thời gian và công sức. Hôm nay, Bảo Liên sẽ mách cho bạn 10 cách dọn dẹp nhà cửa thông minh sạch sẽ như người Nhật giúp việc dọn nhà không còn là nỗi lo của bạn nữa. Cùng đón xem nhé!
- 1.1 1. Phân loại nhóm đồ đạc cần dọn dẹp
- 1.2 2. Có thứ tự ưu tiên dọn dẹp ngay từ đầu
- 1.3 3. Cố định vị trí đồ vật
- 1.4 4. Chỉ dọn theo loại đồ chứ không dọn phòng
- 1.5 5. Không “thương tiếc” những món đồ không cần thiết
- 1.6 6. Sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc
- 1.7 7. Sử dụng nội thất tối giản
- 1.8 8. Dọn nhà với quy tắc 15 phút
- 1.9 9. Tạo bầu không khí hứng khởi khi dọn nhà
- 1.10 10. Dọn sạch khu vực bếp sau mỗi ngày
Dọn dẹp nhà cửa là nỗi ám ảnh của nhiều người khi công việc này rất tốn thời gian và công sức. Hôm nay, Bảo Liên sẽ mách cho bạn 10 cách dọn dẹp nhà cửa thông minh sạch sẽ như người Nhật giúp việc dọn nhà không còn là nỗi lo của bạn nữa. Cùng đón xem nhé!
1. Phân loại nhóm đồ đạc cần dọn dẹp
Để việc dọn dẹp trở nên dễ dàng và nhanh chóng, việc đầu tiên bạn cần làm là phân loại các nhóm đồ đạc cần dọn dẹp như: quần áo, đồ làm bếp, sách vở, đồ chơi… Điều này vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với những gia đình có nhiều thành viên. Việc dọn dẹp hết tất cả quần áo trong các phòng rồi tiếp đến dọn các nhóm đồ đạc khác giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn.
Sau dọn dẹp, bạn hãy sắp xếp chúng vào những thùng hay hộp caton cho gọn. Việc tiếp theo bạn chỉ cần cất giữ chúng gọn gàng là xong.
2. Có thứ tự ưu tiên dọn dẹp ngay từ đầu
Thứ tự dọn dẹp là một trong những lưu ý mà người Nhật thường hay nhắc đến. Việc sắp xếp thứ tự dọn dẹp không chỉ khiến việc dọn dẹp trở nên logic hơn mà còn giúp bạn không phải hoang mang không biết trước một đống công việc. Hơn hết việc sắp xếp thứ tự ưu tiên còn giúp bạn hoàn thành được các công việc tốt nhất mà không bỏ sót việc nào.
Thứ tự dọn dẹp ưu tiên theo người Nhật đó là bắt đầu từ đồ mặc (quần áo, túi, giày dép, mũ); tiếp đến là giá sách, các loại giấy tờ; sau đó là các thứ đồ nhỏ khác theo sự lựa chọn của từng người và cuối cùng là sắp xếp đồ lưu niệm.
3. Cố định vị trí đồ vật
Người Nhật quan niệm rằng, việc sắp xếp cố định vị trí cho đồ vật sẽ giúp cho việc dọn dẹp trở nên nhanh chóng hơn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi khi cố định vị trí cho đồ vật thì khi cần tìm hay cần đặt món đồ đó, bạn có thể biết ngay vị trí cần tìm hay đặt mà không cần phải mất công suy nghĩ vị trí của chúng.
Bên cạnh đó, việc cố định vị trí đồ vật không chỉ giúp tạo cho bạn một thói quen sắp xếp đồ vật sau khi sử dụng. Từ đó việc dọn dẹp của bạn cũng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
4. Chỉ dọn theo loại đồ chứ không dọn phòng
Nghĩa là thông thường, chúng ta thường dọn nhà từ hết phòng khách cho đến phòng ngủ, phòng bếp. Nhưng theo người Nhật, đó chưa phải là cách dọn nhà thông minh, bởi chỉ sau vài phút ít ỏi là mọi thứ sẽ bị bày bừa ra từ phòng này sang phòng khác.
Vì thế, nguyên tắc dọn dẹp của người Nhật chính là dọn theo loại đồ, như quần áo, giày dép, sách vở, tranh ảnh… Nếu làm theo trình tự này, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao lên hơn rất nhiều.
5. Không “thương tiếc” những món đồ không cần thiết
Rất nhiều chị em phụ nữ thường có suy nghĩ “bỏ thì thương, vương thì tội”. Chính vì vậy, những món đồ dù không sử dụng nhưng vẫn được cất giữ trong nhà. Việc này không chỉ làm chiếm diện tích căn nhà bạn mà còn khiến không gian bạn trở nên lộn xộn và bừa bộn hơn.
Những chiếc áo cũ, đôi giày cũ hay những vật dụng cá nhân đã cũ,… có lẽ những món đồ này bạn chả bao giờ biết được sự hiện diện của chúng, hãy tập bỏ chúng đi. Nhưng bạn còn quá băn khoăn thì bạn có thể thử chúng, nếu bạn cảm thấy thích và dùng được thì giữ lại, còn không thì đừng nên luyến tiếc nhé.
Bạn cũng có thể tận dụng áo quần, giày dép cũ để làm nên những vật trang trí cho không gian của mình. Hoặc những món đồ này có thể giúp bạn làm những việc thiết thực hơn như quyên góp hay tặng cho người khó khăn, vì đôi khi cũ người nhưng lại mới ta.
6. Sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc
Với những món đồ cùng loại, nên xếp theo nguyên tắc chiều dọc. Theo tác giả Mari Kondo đề cập, việc làm này giúp bạn luôn quản lý được những thứ mình đang có, tăng tuổi thọ đồ dùng và dễ dàng vệ sinh hơn.
Chẳng hạn như cách bạn xếp áo quần, việc sắp xếp theo chiều dọc không chỉ giúp bạn tiết kiệm được diện tích hơn mà còn có thể giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chọn và lấy quần áo. Bởi khi xếp ngang, quần áo sẽ xếp chồng lên nhau, do đó việc lấy và chọn quần áo cũng gặp chút bất tiện.
7. Sử dụng nội thất tối giản
Người Nhật nổi tiếng với phong cách sống tối giản. Việc này không chỉ khiến cho không gian sống trở nên thoáng, sạch và gọn hơn mà còn làm cho cuộc sống trở nên đơn giản hơn. Một trong những bí kíp của người Nhật cho không gian mình chính là sử dụng nội thất tối giản.
Việc chọn lựa và sử dụng nội thất tối giản đem đến cho bạn không gian thoáng, gọn, đẹp và giúp bạn dễ dàng hơn để giữ gìn vệ sinh và ngăn nắp, đồ đạc của bạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nội thất tối giản còn giúp tạo điểm nhấn thu hút cho thiết kế không gian nội thất căn nhà bạn.
8. Dọn nhà với quy tắc 15 phút
Có 3 căn phòng bạn thường lui tới thường xuyên là phòng khách, phòng ngủ và phòng phòng bếp. Theo quy tắc 15 phút, bạn phải dành ra 5 phút để dọn dẹp mỗi căn phòng này và phải thực hiện mỗi ngày.
Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian dọn nhà, nhưng không vì thế mà kém phần sạch sẽ. Khi dọn dẹp mỗi ngày, căn nhà bạn sẽ tươm tất hơn và bạn cũng không phải tốn quá nhiều công sức, dễ sinh ra chán nản.
9. Tạo bầu không khí hứng khởi khi dọn nhà
Hãy biến công việc dọn nhà thành thời gian giải trí, như vậy bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, chán chường. Mở nhạc, nghe những bài hát yêu thích của bạn là một trong những cách giúp tâm trạng vui vẻ, phấn khởi hơn khi dọn dẹp.
Âm nhạc luôn có tác dụng kì diệu, đem đến năng lượng tích cực cho chúng ta. Bạn có thể bật âm lượng nhạc lớn để có thể nghe dù đang ở bất cứ đâu trong nhà và tận hưởng công việc dọn dẹp nhà cửa.
10. Dọn sạch khu vực bếp sau mỗi ngày
Thói quen dọn sạch khu vực bếp sau mỗi ngày sẽ giúp căn bếp luôn sạch sẽ, tạo không gian dễ chịu khi nấu ăn vào các bữa sau. Bên cạnh đó, sau khi nấu ăn xong, bạn hãy dành thời gian để lau chùi và làm sạch không gian bếp chứ không nên để đến cuối ngày.
Hơn nữa, sau khi nấu xong, bạn cũng nên rửa sạch đồ dùng sơ chế trước khi ngồi vào bàn thưởng thức bữa ăn. Điều này giúp không gian nhẹ nhàng, sạch sẽ và tạo cảm giác ngon miệng hơn.